Skip to main content

7 Lợi ích của việc học nhóm




1. Giải pháp cho tính cao su

Hầu hết các nhóm đều có quy ước về thời gian và địa điểm họp mặt hay làm việc từ trước và các thành viên tham gia đều đồng ý chấp hành khi tham gia nhóm. Nên nếu bạn là một thành viên trong nhóm, ít nhiều bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi lỡ một buổi họp nhóm như vậy.
Nói về việc học một mình, thường thì bạn sẽ có xu hướng thế nào? Rất nhiều sinh viên không giữ được thói quen học đều đặn thường xuyên mà hay trì hoãn việc ôn bài cho tới buổi tối trước hôm đi thi. Vậy nên, nếu bạn là một người hay thích trì hoãn và cao su thì nên học theo nhóm, đấy là một giải pháp tốt.



2. Học nhanh hơn
Khi làm bài tập cùng nhau, các sinh viên trong nhóm học thường sẽ học nhanh hơn là các sinh viên làm bài tập một mình.
Ví dụ, đối với bạn thì thỉnh thoảng bạn sẽ thấy sẽ có vài phần của giáo trình rất khó hiểu, bạn còn tưởng nó hầu như là chẳng liên quan gì đến cái môn học của bạn nữa. Thế nhưng lại có nhưng sinh viên nắm rất rõ những phần như vậy và hiểu tại sao phần đó buộc phải có trong giáo trình bộ môn. Thế thì thay vì cứ ngồi ngâm quyển sách cả ngày thì chỉ cần hỏi người đó vài câu là có thể nắm được vấn đề rồi.
Các bạn cũng không nên ngại hỏi, vì việc trả lời cũng chính là một cách để tổng hợp lại kiến thức, như vậy là win-win cho cả người hỏi và người trả lời rồi.
Bạn có biết 'Đoàn quân Dumbledore' trong Harry Potter chứ? Họ là một nhóm học vô cùng hiệu quả đấy.



3. Tránh việc trở thành thầy bói mù 
Khi bạn tự học, bạn sẽ luôn luôn chỉ nhìn nhận và đánh giá các vấn đề từ quan điểm cá nhân của bạn. Tuy không nói việc bảo vệ quan điểm cá nhân là một sai lầm, nhưng xung quanh một vấn đề, nếu như ta biết nhìn vấn đề đó từ các góc độ khác nhau thì ta mới thực sự hiểu được vấn đề đó. Hẳn các bạn đã đọc câu truyện "Thầy bói xem voi", đừng bao giờ đánh giá một vấn đề từ một hướng, hãy thảo luận, tiếp thu hoặc phản đối các quan điểm khác, nó sẽ giúp bạn mở rộng được tư duy và cái tầm của con người bạn, giúp xử lý vấn đề chính xác hơn nhiều.





4. Chúng ta cùng chăm chỉ như nhau, nhưng anh ấy 'biết học' hơn
Không chỉ nắm bắt được các quan điểm mới xung quanh một vấn đề, bạn còn có thể tìm thấy những phương pháp học tập/nghiên cứu hữu hiệu khác.
Trong suốt những năm học trên trường, các sinh viên thường tự phát triển các kĩ năng học tập/nghiên cứu của cá nhân họ. Cùng chăm chỉ như nhau, cùng một môi trường học giống nhau, nhưng chính phương pháp học tập khác nhau đã làm nên những kết quả khác nhau.
Việc học nhóm giúp có thể quan sát một cách thực tiễn nhất cách học của các sinh viên khác. Vì thường thì họ sẽ mang luôn phong cách học tập của họ từ nhà lên trên nhóm(ví dụ trong thư viện), nên bạn có thể rất dễ dàng hiểu cách họ nhìn nhận vấn đề, các nguồn tham khảo của họ, các mẹo nhớ nhanh, đọc nhanh... Và sau cùng là áp dụng vào cải thiện phương pháp của mình.
5. Việc học không hề nhàm chán nữa
Việc tự học, đặc biệt là trong một thời gian dài, có thể trở thành một việc nhàm chán, tẻ nhạt và quá đơn điệu.
Tuy nhiên, bằng cách tham gia vào một nhóm học tập, bạn không những có thể phá tan được sự đơn điệu này mà còn học nhanh hơn!
Lý do tại sao? Chính là vì học nhóm có tính chất xã hội. Bạn sẽ luôn luôn có ai đó để nói chuyện về một vấn đề khi mà bạn bắt đầu thấy khó khăn hay mệt mỏi. Sự trò chuyện rôm rả, những tiếng cười vui giúp bạn thấy thích thú và thư giãn, thoải mái, việc tiếp thu sẽ nhanh hơn nhiều.

6. Biết mình biết người, bắt kịp khoảng cách
Học nhóm mang đến cơ hội để giúp bạn thu hẹp khoảng cách với những sinh viên khác.
Bằng cách so sánh các ghi chép, bài giải, lý luận của bạn với các sinh viên khác, bạn có thể đánh giá được độ chính xác trong lý luận của bạn, đính chính bất cứ lỗi sai nào, hoặc tiếp thu các ý kiến tuyệt vời khác để ghi chép tốt hơn.
Việc bạn ghi tên tham gia vào một nhóm học là một mốc đánh giá sự trưởng thành về mặt nhân cách. Nó giúp cho bạn có cơ hội rèn cái 'tôi' của bản thân, bạn sẽ luôn cần biết gạt bỏ 'cái tôi' để học hỏi từ người khác.
Bạn chỉ có thể lên được đỉnh núi nếu bạn bắt đầu từ chân núi mà ngước mắt nhìn lên.


7. Chuẩn bị cho tương lai
Học nhóm giúp bạn rèn luyện các kĩ năng xã hội cần thiết. Khi ra trường bạn sẽ tham gia vào các công ty hoặc kể cả dù bạn có mở công ty riêng thì sau cùng bạn sẽ vẫn làm việc cùng với người khác trong một nhóm. Hãy tham gia học nhóm nhiều, và bạn sẽ trở thành một 'nhóm viên xuất sắc', biết cách thảo luận hợp lý, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết làm không khí sôi động, biết hướng nhóm đến mục tiêu... Và kết quả là dù bạn đi đâu, người ta cũng muốn có bạn trong nhóm của họ, vì bạn là một kẻ biết 'chơi đúng luật và chơi hay'.


Comments

Popular posts from this blog

Setup splunk for virtual machine using Vagrant and Ansible

Splunk is a great tool for collecting and indexing data in any kind(log files, changes, tickets, scripts…) from any sources (sensors, networks, databases, smartphones,..( Then creating index for data which then support us to analyse data or search data in the way we like it. We want to try installing Splunk on Virtual environment in order to test, try, study… And with Vagrant&Ansible we can easily save our virtual machine configuration for next time use(in case my virtual machine was broken). There is already Splunkbox by Phips on githubs for simply installing:  https://github.com/phips/splunkbox 1.Download and install Virtual Box (You need a Virtual machine provider for Vagrant(Virtualbox is prefered)) https://www.virtualbox.org/wiki/Downloads 2. Download and install Vagrant   http://www.vagrantup.com/downloads 3. Download and install Ansible   http://docs.ansible.com/intro_installation.html   For MAC:  https://devopsu.com/guides/ansible-mac-osx.html

Launch android application within Unity app.

In Unity android application(called application A), you want to launch other android app(application B). I had tried to follow some entries and try :  List<ApplicationInfo> packages =  getPackageManager() .getInstalledApplications(PackageManager. GET_META_DATA ); for  (ApplicationInfo packageInfo : packages) { if (packageNameToOpen.equals(packageInfo. packageName )){ try { Intent intent =  new  Intent(); intent.putExtra(key, value); intent.setComponent( new  ComponentName(packageName,activityName)); UnityPlayer. currentActivity .startActivity(intent); } catch (Exception e){ } Android manages its items in "tasks" and "activity stack". If you normally call new activity as above, the activity of other app would be put in to same task of the current applications, which means you are not openning new application. You can see an example of opening mail client, the mail client allow you to call mail activity and it is put in to your curren

Install Ruby on Rails on MAC

Hello, I am quite familliar with Apache's friend products like XAMPP, LAMPP... And this is the first time I try Ruby on Rails(RoR). I'm quite stuck on installing it. As a normal PHP guy, I first try install Rails, following this tutorial: http://installrails.com/ And the next thing I want to learn about is how RoR works with MySQL, PhpMyadmin. So I tried to make it connect to XAMPP's MySQL but it did not work at all. I found out that, using mySQL in XAMPP package is not a common method, what I should do is to install MySQL as a single service onto my MAC. So I did following: 1. Install MYSQL with HomeBrew Did you install HomeBrew, if not, please follow:  https://coolestguidesontheplanet.com/installing-homebrew-on-os-x-el-capitan-10-11-package-manager-for-unix-apps/ Next, type this command to install MySQL to your machine: $ brew install mysql This will install mysql to your computer, if the installation is success, you could try start using mySQL with this c