Foreword
Vận động viên chạy nước rút chắc chắn phải phải trải qua giai đoạn chạy cấp tốc nhất và giai đoạn chậm lại một chút cho phần còn lại của cuộc đua. Những người thắng cuộc là những người thường chậm lại ít nhất. Đó là cách mà hầu hết các startup làm. Những giai đoạn sớm nhất là những giai đoạn mà productive(năng suất) nhất. Đó là khi mà họ có những ý tưởng thực sự lớn. Thử tưởng tượng xem Apple trong như thế nào khi mà 100% nhân công của họ chỉ là Steve Jobs và Steve Wozniak.
Điều đáng chú ý về pha này đó là nó hoàn toàn khác hẳn với hầu hết các ý tưởng của mọi người về việc một doanh nghiệp sẽ trông như thế nào. Nếu mà bạn nhòm vào đầu mấy ông đang tưởng tượng xem business nó thế nào thì đa số là bạn sẽ thấy hình ảnh mọi người mặc áo vét, ngồi thành bàn tròn mặt trông rất căng thẳng, dùng Powerpoint, và họ mang những bản báo cáo dầy cộp cho người khác đọc. Giai đoạn sớm của các startups lại hoàn toàn ngược lại, mà hơn nữa lại còn là bộ phận productive nhất trong toàn bộ nền kinh tế.
Vì sao lại có sự khác biệt như vậy. Tôi cho rằng có một nguyên lý cơ bản ở đây: Khi mọi người dành ít công sức hơn cho hiệu suất, thì họ sẽ dành nhiều công sức hơn cho cái giao diện của họ. Hầu hết thì chính những công sức dành cho việc "trông có vẻ ấn tượng" lại làm cho hiệu suất bị giảm đi. (Ý có phải là cứ càng tỏ ra chuyên nghiệp thì làm việc càng kém đúng ko, hãy đọc đoạn dưới). Vài năm trước, tôi đọc một bài viết trong đó một tạp chí ô tô đã phải sửa một mẫu ô tô thể thao để nó nhanh nhất có thể. Bạn có biết họ đã làm thế nào không? Họ đã cắt bỏ đi tất cả những thứ rác rưởi mà nhà xản xuất đã ném vào cái ô tô với mục đích khiến nó trông thật nhanh.
Công việc kinh doanh cũng sẽ bị đổ vỡ giống như cái xe đó. Cái nỗ lực đổ vào việc "trông thật productive" không hoàn toàn là lãng phí, nhưng thực sự nó làm cho các tổ chức kém productive đi. Mà thực ra thì nó chẳng giúp cho người ta nghĩ thông hơn. Tôi cá hầu hết các giám đốc ở các công ty lớn nguy nghĩ tốt nhất khi họ thức dậy vào sáng chủ nhật, xuống dưới nhà để làm một tách cà phê. Đó là khi họ có các ý tưởng. Hãy tưởng tượng một công ty sẽ như thế nào nếu mọi người có thể tư duy tốt nhất trong công việc.
Với startup của chúng tôi, khi mà người ngoài đến thăm, chúng tôi thường cố gắng để "trông có vẻ chuyên nghiệp". Chúng tôi làm sạch văn phòng, mặc thật đẹp, và sắp xếp thêm nhiều người ở đó cho có vẻ đông đúc. Thực sự thì công việc lập trình không được giải quyết tốt bởi những người ăn mặc đẹp ở các văn phòng sạch sẽ trong giờ hành chính. Mà lại được làm tốt bởi những người ăn mặc dở hơi( tôi từng khét tiếng khi mặc mỗi cái khăn tắm trong lúc lập trình) trong văn phòng bừa bộn lúc 2 giờ sáng. Nhưng chẳng có vị khách nào hiểu điều đó cả. Thậm chí cũng không đối với ngay cả những nhà đầu tư, những người mà được đánh giá là có khả năng đo đếm được độ productivity khi nhìn thấy điều gì đó.
(Đoạn này chưa dịch nổi) Ngay cả khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi tập quán. Chúng ta đã coi chúng ta như những kẻ lường gạt, thành công mặc dù hoàn toàn không chuyên nghiệp. Đó là khi giả sử chúng ta đang tạo ra một chiếc xe công thức 1 nhưng lại cảm thấy bối rối bở vì nó trông chẳng giống một chiếc xe mà đáng ra phải như vậy.
Trong giới xe cộ, ít nhất là có vài người hiểu rằng một chiếc xe hiệu suất cao phải trông giống như một chiếc công thức 1, chứ không phải một chiếc Sedan(ô tô chở khách) với những cái vành bánh xe thật to và một cái khung thép ngang bắt ở đuôi xe. Thế tại sao khả năng nhìn thấy đó lại không tương tự đối với doanh nghiệp? Có lẽ bởi vì các startup quá nhỏ. Sự phát triển khủng khiếp chỉ diễn ra khi startup có 3 hoặc 4 người, nên chỉ có 3-4 người đó nhận ra điều ấy(Tức là, chỉ có rất ít người hiểu rằng startup mới thực sự là "chạy nhanh nhất"). Trong khi hàng ngàn ngừoi khác lại nhìn nhận doanh nghiệp phải trông điển hình như là hãng Boeing hoặc hãng Phillip Morris.
Quyển sách này có thể giúp giải quyết vấn đề đó, bằng cách cho mọi người thấy điều gì xảy ra trong những năm đầu của startup. Cái thực sự productivity là cái gì. Đó là chiếc xe công thức 1, trông nó thật kì cục nhưng nó đi rất nhanh.
Tất nhiên, các công ty lớn không thể làm mọi việc mà các startups làm. Vì ở công ty lớn, các quyết định mang tính chính trị hơn và ít không gian cho các quyết định cá nhân. Nhưng nếu hiểu ra sự thật các startup trông như thế nào ít nhất sẽ cho thấy các tổ chức khác cần hướng tới điều gì. Thời điểm đó sẽ đến khi mà thay vì các startup phải cố tỏ ra giống các tập đoàn thì các tập đoàn lại cố tỏ ra như các startups. Đó là một điều tốt.
Điều đáng chú ý về pha này đó là nó hoàn toàn khác hẳn với hầu hết các ý tưởng của mọi người về việc một doanh nghiệp sẽ trông như thế nào. Nếu mà bạn nhòm vào đầu mấy ông đang tưởng tượng xem business nó thế nào thì đa số là bạn sẽ thấy hình ảnh mọi người mặc áo vét, ngồi thành bàn tròn mặt trông rất căng thẳng, dùng Powerpoint, và họ mang những bản báo cáo dầy cộp cho người khác đọc. Giai đoạn sớm của các startups lại hoàn toàn ngược lại, mà hơn nữa lại còn là bộ phận productive nhất trong toàn bộ nền kinh tế.
Vì sao lại có sự khác biệt như vậy. Tôi cho rằng có một nguyên lý cơ bản ở đây: Khi mọi người dành ít công sức hơn cho hiệu suất, thì họ sẽ dành nhiều công sức hơn cho cái giao diện của họ. Hầu hết thì chính những công sức dành cho việc "trông có vẻ ấn tượng" lại làm cho hiệu suất bị giảm đi. (Ý có phải là cứ càng tỏ ra chuyên nghiệp thì làm việc càng kém đúng ko, hãy đọc đoạn dưới). Vài năm trước, tôi đọc một bài viết trong đó một tạp chí ô tô đã phải sửa một mẫu ô tô thể thao để nó nhanh nhất có thể. Bạn có biết họ đã làm thế nào không? Họ đã cắt bỏ đi tất cả những thứ rác rưởi mà nhà xản xuất đã ném vào cái ô tô với mục đích khiến nó trông thật nhanh.
Công việc kinh doanh cũng sẽ bị đổ vỡ giống như cái xe đó. Cái nỗ lực đổ vào việc "trông thật productive" không hoàn toàn là lãng phí, nhưng thực sự nó làm cho các tổ chức kém productive đi. Mà thực ra thì nó chẳng giúp cho người ta nghĩ thông hơn. Tôi cá hầu hết các giám đốc ở các công ty lớn nguy nghĩ tốt nhất khi họ thức dậy vào sáng chủ nhật, xuống dưới nhà để làm một tách cà phê. Đó là khi họ có các ý tưởng. Hãy tưởng tượng một công ty sẽ như thế nào nếu mọi người có thể tư duy tốt nhất trong công việc.
Với startup của chúng tôi, khi mà người ngoài đến thăm, chúng tôi thường cố gắng để "trông có vẻ chuyên nghiệp". Chúng tôi làm sạch văn phòng, mặc thật đẹp, và sắp xếp thêm nhiều người ở đó cho có vẻ đông đúc. Thực sự thì công việc lập trình không được giải quyết tốt bởi những người ăn mặc đẹp ở các văn phòng sạch sẽ trong giờ hành chính. Mà lại được làm tốt bởi những người ăn mặc dở hơi( tôi từng khét tiếng khi mặc mỗi cái khăn tắm trong lúc lập trình) trong văn phòng bừa bộn lúc 2 giờ sáng. Nhưng chẳng có vị khách nào hiểu điều đó cả. Thậm chí cũng không đối với ngay cả những nhà đầu tư, những người mà được đánh giá là có khả năng đo đếm được độ productivity khi nhìn thấy điều gì đó.
(Đoạn này chưa dịch nổi) Ngay cả khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi tập quán. Chúng ta đã coi chúng ta như những kẻ lường gạt, thành công mặc dù hoàn toàn không chuyên nghiệp. Đó là khi giả sử chúng ta đang tạo ra một chiếc xe công thức 1 nhưng lại cảm thấy bối rối bở vì nó trông chẳng giống một chiếc xe mà đáng ra phải như vậy.
Trong giới xe cộ, ít nhất là có vài người hiểu rằng một chiếc xe hiệu suất cao phải trông giống như một chiếc công thức 1, chứ không phải một chiếc Sedan(ô tô chở khách) với những cái vành bánh xe thật to và một cái khung thép ngang bắt ở đuôi xe. Thế tại sao khả năng nhìn thấy đó lại không tương tự đối với doanh nghiệp? Có lẽ bởi vì các startup quá nhỏ. Sự phát triển khủng khiếp chỉ diễn ra khi startup có 3 hoặc 4 người, nên chỉ có 3-4 người đó nhận ra điều ấy(Tức là, chỉ có rất ít người hiểu rằng startup mới thực sự là "chạy nhanh nhất"). Trong khi hàng ngàn ngừoi khác lại nhìn nhận doanh nghiệp phải trông điển hình như là hãng Boeing hoặc hãng Phillip Morris.
Quyển sách này có thể giúp giải quyết vấn đề đó, bằng cách cho mọi người thấy điều gì xảy ra trong những năm đầu của startup. Cái thực sự productivity là cái gì. Đó là chiếc xe công thức 1, trông nó thật kì cục nhưng nó đi rất nhanh.
Tất nhiên, các công ty lớn không thể làm mọi việc mà các startups làm. Vì ở công ty lớn, các quyết định mang tính chính trị hơn và ít không gian cho các quyết định cá nhân. Nhưng nếu hiểu ra sự thật các startup trông như thế nào ít nhất sẽ cho thấy các tổ chức khác cần hướng tới điều gì. Thời điểm đó sẽ đến khi mà thay vì các startup phải cố tỏ ra giống các tập đoàn thì các tập đoàn lại cố tỏ ra như các startups. Đó là một điều tốt.
Paul Graham
Cofounder, Viaweb
Preface
Đã hơn 1 năm từ khi cuốn Founders at Work được xuất bản. Tôi đã học được điều gì?Ngạc nhiên lớn nhất là số lượng người quan tâm đến startup. Tôi biết về những người đã đăng kí vào chương trình YCombinator, đọc Hacker News hoặc tham gia vào Startup School, nhưng mà tôi ko thể biết chắc là có bao nhiêu người hứng thù với việc start-up ngoài việc sẽ trở thành người sáng lập. Mà hóa ra đó lại là phần lớn. Tôi nhận email và đọc nhiều blog nói về Founders At Work hàng ngày. Vài người cuối cùng cũng đã cương quyết thành lập startup, một số đã hiểu ra là "đúng là cần phải thay đổi suy nghĩ", một số khác thì lại có thêm quyết tâm đối mặt với ngày mới ngay cả khi công ty của họ gần như sắp sụp đổ. Và một số khác thì có sự thông cảm và hiểu hơn về bạn bè đồng nghiệp của họ trong các startup.
Tôi đã viết trong phần Introduction rằng hy vọng lớn nhất của tôi với quyển sách này là nó sẽ truyền cảm hứng cho những người sẽ lập startup của riêng họ, bằng cách chỉ ra là vào giai đoạn đầu kể cả những founders thành công cũng phải trải qua những bất an và sự không chắc chắn. Có một email mà tôi yêu thích là của một lập trình viên, anh ta bỏ việc ở một công ty lớn để trở thành nhân viên đầu tiên của một startup. Những người sáng lập đã thuyết phục anh ta tham gia trong một thời gian khá lâu. Và trong email đó, anh ta viết rằng "Tôi bỏ việc ngay sau khi đọc xong quyển Founders at Work, nếu không có quyển sách của anh, tôi có lẽ đã không có đủ can đảm như vậy".
Tôi, một tác giả mới vào nghề, đã vô cùng ngạc nhiên về tốc độ lan truyền của cuốn sách trên Internet. Tôi đã vô cùng may mắn khi có vài blogger nổi tiếng viết về cuốn sách và cứ mỗi lần họ viết thì doanh số bán hàng lại tăng vọt qua một ngưỡng mới. Điều này là một hiện tượng, chính nó đã giúp cho rất nhiều các web-startup tồn tại và vượt lên.
Từ khi cuốn sách được xuất bản, YCombinator đã đầu tư được cho nhiều startup hơn. Đến bây giờ là khoảng 100. Có gì thay đổi trong quan điểm của tôi về điều gì làm cho startup thành công không? Ở một mức độ cụ thể nào đó thì có. Nhưng nói chung, con số 100 củng cố hơn cho những điều tôi học được sau khi phỏng vấn các Founder thành công, điều mà tôi viết trong phần Introduction tiếp theo. Đó là: Quyết tâm là phẩm chất quan trọng nhất của một founder, thứ 2 là phải có một tư duy rộng mở để dám chấp nhận việc thay đổi ý tưởng của mình, và thứ 3 là hầu như tất cả các startups đều vấp phải sự phản đối lúc đầu.
Introduction
Vài loại phép lạ xảy ra trong các startup, đặc biệt là vào giai đoạn sơ khai, nhưng chỉ có những founders ở đó mới chiêm ngưỡng được. Vậy điều gì đã xảy ra, cách tốt nhất là đi hỏi họ. Đó là cách tôi đã làm.
Trong quyển sách này bạn sẽ được nghe những câu chuyện của các founder từ chính lời kể của họ. Tiện thể tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn vài pattern mà tôi để ý. Hẳn là khi các bạn được phỏng vấn 1 chuỗi các founder từ các startup nổi tiếng, bạn sẽ rất muốn biết xem họ có phẩm chất gì chung mà khiến họ thành công đến vậy.
Điều khiến tôi ngạc nhiên nhât là những nhà sáng lập còn không dám chắc là mình sẽ thành công. Vài công ty trong số đó thành lập hầu như là ngẫu hứng. Thế giới nghĩ rằng các founders chắc phải siêu tự tin về startup của mình, nhưng trên thực tê rất nhiều trong số họ đã không chắc chắn gì về việc mở công ty cả. Cái mà họ tin chắc thường thì là làm cái gì đó tốt tốt hoặc là sửa cái gì đó bị hỏng.
Họ đều quyết tâm là phải làm cái gì đó hoạt động được. Thực tế thì, tôi tốt hơn nên nói rằng "quyết tâm" là phẩm chất quan trọng nhất của một startup founder. Nếu giả sử những founder tôi phỏng vấn mà có điểm nào siêu phàm, thì đó chính là lòng kiên trì của họ. Cái điều đã lặp đi lặp lại trong hầu hết các buổi phỏng vấn.
Kiên trì là quan trọng, vì, trong một startup, chẳng có gì chạy theo kế hoạch cả. Các Founders sống ngày qua ngày với cảm giác bất định(không chắc chắn), bị cô lập, và thỉnh thoảng không hề có tiến triển gì. Cộng thêm nữa, các startup, chính bởi vì bản chất của nó, là làm những thứ mới mẻ - và khi mà bạn làm cái gì dó mới mẻ, mọi người thường từ chối bạn.
Đấy chính là điều ngạc nhiên thứ 2 mà tôi thấy được qua các buổi phỏng vấn: Việc các founder bị từ chối và bị phản bác vào giai đoạn đầu, là quá phổ biến. Họ bị phản đối bởi các nhà đầu tư, các nhà báo, các công ty khác - họ bị "đá" bởi mọi người. Con người thường thích các ý tưởng tiến bộ ở một mức khái quát nào đó, nhưng khi bạn đưa cho họ xem bất cứ đổi mới nào ở mức cụ thể, thì họ lại có xu hướng phản đối hoặc e dè, bởi vì nó không phù hợp với những gì họ đã biết.
Khi nhìn lại lịch sử, thì sự đổi mới là một điều không thể tránh khỏi và hiển nhiên. Nhưng bất cứ lúc nào, nó cũng là một trận chiến khốc liệt, giống như đẩy một tảng đá lên dốc núi vậy. Thử nhìn lại web-based mail mà xem, nó từng bị loại bỏ và bị cho là chẳng có tương lai quái gì hết. Đúng như Howard Aiken nói, "Đừng lo lắng gì về việc mọi người sẽ ăn cắp các ý tưởng. Bạn mà có ý tưởng nào mà tiến bộ thì y như rằng bạn sẽ phải tống vào tận họng mọi người mới chấp nhận".
Ngoài sự kiên trì ra, các founders cần phải biết thích nghi. Không hẳn là vì luôn có 1 đòi hỏi ở founder một sự nhạy bén ở mức nào đó để biết user cần gì, mà còn là vì kế hoạch thì thường thay đổi. Mọi người nghĩ các startup phát triển từ những ý tưởng siêu phàm ban đầu như những cái cây lớn lên từ hạt. Nhưng hầu hết các founder đã thay đổi ý định của họ khi mà họ phát triển. Paypal khởi đầu bằng việc viết phần mềm mã hóa. Excite khởi đầu là một công ty tìm kiếm cơ sở dữ liệu, Flickr khởi đầu là một công ty game online.
Khởi đầu một startup là một quá trình thử và sai lặp đi lặp lại. Điều dẫn dắt các founder qua quá trình này chính là sự đồng cảm của họ với người dùng. Họ không bao giờ mất đi ham muốn muốn làm ra cái gì mà người dùng cần.
Các startup founder thành công thường đi kèm với việc giàu có khi thực hiện quá trình trên, nhưng những người tôi phỏng vấn đa số không vì mục tiêu kiếm tiền mà tham gia vào quá trình này. Họ luôn có là những người lòng tự hào to lớn đối với nghề của họ như những người thợ thủ công lão luyện. Và họ muốn thay đổi thế giới. Đó là lý do tại sao họ đi qua hết dự án này tới dự án khác với lòng nhiệt tình. Chắc chắc rồi, họ rất vui lòng khi được có cái gọi là "tự do tài chính", nhưng con đường họ chọn chính là việc tạo ra nhiều và nhiều sản phẩm hơn.
Mục tiêu của tôi với các buổi phỏng vấn là để tạo nên một bộ các kinh nghiệm mà ai cũng có thể học hỏi. Bạn sẽ để ý một tập các vẫn đề cụ thể mà chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải "dính đòn". Tất cả các founder đều ước họ biết tất cả những điều đó từ lúc bắt đầu đấy, nên bây giờ là cơ hội cho chúng ta để học hỏi những điều này.
Tôi đặc biệt hy vọng cuốn sách này sẽ truyền cảm hứng cho những ai muốn lập startup. Sự nổi tiếng cùng với thành công đi cùng khiến cho các startup founder có vẻ như là thuộc loại bất bình thường(siêu việt, giỏi).Nhưng nếu như mọi người có thể thấy các công ty thực sự khởi đầu như thế nào, thì họ sẽ bớt do dự và lo lắng hơn khi họ làm lấy 1 cái startup. Tôi hy vọng rất nhiều người đọc cuốn sách này sẽ nghĩ: "à, mấy lão đó cũng từng chỉ giống như mình thôi, có lẽ mình cũng làm được"
Comments
Post a Comment